Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2011

Công dụng của nha đam theo world heritages

Nha đam thường được dùng trong các món tráng miệng. Chỉ cần sơ chế nha đam, sau đó bạn có thể kết hợp nha đam với nhiều loại nước uống hoặc các món tráng miệng khác nhau có tác dụng làm đẹp, giúp giải nhiệt, chống mụn nhọt, táo bón … nhất là trong mùa thu khô hanh này.

Công dụng của nha đam theo world heritages

1. Nha đam nước dừa

Quả dừa tươi có thể để trong tủ lạnh uống dần.

Buổi chiều đi làm về bạn có thể bổ dừa, lấy 1 cốc nước dừa tươi mát lạnh và thêm vào đó vài thìa nha đam đã sơ chế

Một cách uống giải khát đơn giản nhưng rất mát và tốt cho sức khỏe.

2. Cà chua nha đam

Nha đam để lạnh ăn giòn và mát như thạch, có thể kết hợp nha đam với cà chua bi để lạnh.

Cà chua bi rửa sạch, cắt đôi, cho vào bát. Thêm nha đam vào. Đến đây bạn có thể chọn các cách thưởng thức khác nhau: có thể ăn luôn vừa đơn giản vừa mát hoặc pha chút nước đường dội vào bát, cũng có thể chỉ cần tưới chút mật ong lên.

3. Nha đam sinh tố cà chua

Món tráng miệng rất thơm ngon, những miếng nha đam nhỏ trong suốt ẩn hiện trong nước cà chua xay.

Cà chua cho vào nước sôi chần, lớp vỏ cà chua sẽ bong ra bóc rất dễ. Cho cà chua vào máy xay sinh tố, thêm 2 thìa mật ong hoặc đường. Xay nhuyễn.

Đổ sinh tố cà chua ra cốc, thêm nha đam vào, dùng ngay

Cách sơ chế nha đam

1. Nha đam cắt đôi bỏ ngạnh gai hai bên dùng dao bén gọt sạch vỏ

2. Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ, tùy theo món chế biến

3. Cho phần nha đam đã cắt vào tô, dùng muỗi tinh bóp sơ cho ra nhớt

4. Sau khi bóp muối, xả sạch bằng nước lạnh cho nha đam hết nhớt

5. Bắc nồi nước sôi, cho nha đam vào trụng, vớt ra ngay ngâm vào nước đá

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

1 số hản sản nên tránh

Hải sản là 1 trong những món ăn yêu thích của nhiều người khắp mọi miền đặc biệt là tại đất Saigon. Hải sản thường được coi là một loại thực phẩm giàu chất đạm, bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, do điều kiện môi trường, một số hải sản đang trở thành loại không tốt cho sức khỏe. Các nhà khoa học đã làm vài nghiên cứu và lọc ra 5 loại hải sản bạn nên tránh. 


1. Cá hồi nuôi nông nghiệp

Hiểu biết nguồn gốc của những chú cá hồi là một điều vô cùng quan trọng. Bạn nên lưu ý tránh loại cá hồi nuôi nông nghiệp vì những loại này được biết với hàm lượng nhiễm độc cao do trong quá trình nuôi những người chủ sử dụng Polychlorinated biphenyls (PCBs) - một trong những thành phần được sử dụng trong biến thế và các thiết bị điện, độc hại như dầu nhờn và chất lỏng làm nguội.

Hơn nữa cá hồi nuôi nông nghiệp thường béo hơn cá hồi hoang dã. Nguyên nhân là do, những người nuôi cá hồi cho rằng càng nhiều chất độc, càng nhiều chất béo thì cá được phát triển nhanh hơn và cũng bảo quản được lâu hơn trong quá trình lưu chuyển.

2. Con trai
Trung bình, cứ 8 ounce (mỗi ounce bằng khoảng 28,35g) con trai lại chứa 299 calo, 100 trong số đó là từ các chất béo, nghĩa là khoảng 43% số calo là calo béo. Ngoài lượng calo béo, loài trai còn chứa 910 mg natri và 13% lượng cholesterol (dựa trên một chế độ ăn 2.000 calo).

3. Con hàu sống

Con hàu cũng chứa nhiều độc tố nguy hiểm. Ăn hàu sống chứa hàm lượng cao purines (các thành tố hữu cơ có trong những cơ quan có nhiệm vụ lọc chất độc như thận và gan).

Hơn nữa, ăn con hàu có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh gout ở nam giới. Nếu bạn thực sự thích ăn con hàu thì bạn nên hạn chế nguy hiểm bằng cách nấu chín để đảm bảo an toàn.

4. Tôm nuôi nông nghiệp

Tôm là hải sản phổ biến rộng rãi nhất. Mặc dù đây là một nguồn cung cấp protein và ít mỡ, nhưng tôm nuôi nông nghiệp nhập khẩu có thể hại cho sức khỏe.

Trong loại tôm này có chứa vi khuẩn salmonella, loại vi khuẩn làm cho thức ăn trở thành độc. Tôm nuôi nông nghiệp thường gồm số lượng lớn thuốc kháng sinh và hóa chất.

Ví dụ, chẳng hạn như thuốc trừ sâu có thể gây ra hủy hoại hệ thần kinh ở loài tôm và khi tôm được dùng làm thực phẩm thì lại nguy hại cho sức khỏe con người.

5. Cá Fugu

Cá Fugu thường được dùng trong các dịp đặc biệt vì nó được coi là một loại cá sang ở Nhật. Vậy tại sao lại nói cá Fugu là một trong những loại hải sản không tốt? Đó là vì trong cá Fugu có chứa loại độc tố nguy hiểm chết người. Nếu bạn sơ chế và chế biến không đúng, không sạch sẽ đảm bảo vệ sinh thì chất độc đó có thể gây tử vong bất kỳ người nào ăn phải.

Chính vì điều này, ở Nhật Bản, chỉ có những cửa hàng được cấp giấy phép mới có quyền bán cá Fugu. Tuy nhiên, sản phẩm cá Fugu chế biến sẵn vẫn được tìm thấy trong các cửa hàng tạp phẩm và cửa hàng trực tuyến. Chinh vì vậy, khi mua sản phẩm cá Fugu bạn phải hết sức thận trọng, tránh những nguy hại không đáng có.

Theo hải sản Phu quoc island

Thứ Ba, 22 tháng 11, 2011

Cách chế biến hải sản

Khi bạn có một chuyến du lịch từ Phu quoc island trở về hay đi chợ mua hải sản, bên cạnh lợi ích về mặt sức khỏe, mùi vị của các món hải sản cũng rất tuyệt vời. Dưới đây là vài bí quyết giúp các bà nội trợ đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng trong quá trình chế biến những loại thực phẩm này.


1. Sau khi mua hải sản như tôm, mực, nếu chưa chế biến ngay, nên cất vào nơi lạnh nhất trong ngăn tủ lạnh. Bạn có thể giữ chúng 1-2 ngày. Riêng các loại ốc, sò, nghêu, không nên cho vào túi nylon, cột chặt miệng vì chúng cũng cần được thở. Tốt nhất, nên giữ loại hải sản này trong túi vải sạch, rắc nước lên cho có độ ẩm, không cần giữ trong tủ lạnh.

Trước lúc chế biến, nên loại bỏ những con chết, rửa hải sản dưới vòi nước sạch để đảm bảo vệ sinh.

2. Khi rã đông, nên để hải sản trong ngăn mát qua đêm. Nếu cần dùng nhanh, bạn có thể đặt chúng dưới vòi nước lạnh hoặc cho vào lò vi sóng. Không nên rã đông hải sản bằng cách ngâm vào nước ấm hoặc để ra ngoài nhiệt độ bình thường để tránh nhiễm khuẩn. Hải sản đông lạnh cần thời gian dài để rã đông, như vậy mới đảm bảo được hương vị và dinh dưỡng.

3. Hấp hải sản: Khi hấp các loại nghêu, sò, tôm... bạn nên để vỉ cách mặt nước khoảng 7 cm. Nhớ phải đậy nắp thật chặt và giảm lửa.

Khi nước sôi, bạn tắt lửa, không mở nắp để hải sản tiếp tục chín bằng hơi nóng trong khoảng 4-9 phút hoặc vẫn để trên lửa thêm 3 - 5 phút sau khi hải sản mở miệng. Đừng hấp quá lâu, hải sản sẽ trở nên khô cứng, có thể mất vị ngọt của món ăn.

4. Nướng lò: Sau khi ướp gia vị hoặc rưới sốt lên hải sản, bạn gói chúng lại bằng giấy nướng và chỉnh nhiệt độ 200-230 độ C.

5. Nướng chảo: Khi dùng chảo nướng, bạn nhớ đặt cách ngọn lửa khoảng 5-10 cm.

6. Nướng lửa: Nên phết một lớp dầu mỏng lên trên vỉ trước khi xếp hải sản lên. Than nướng phải thật đỏ hoặc lửa thật cao. Khi nướng, bạn trở đều tay và chú ý phết dầu lên hải sản.

7. Cá đang ướp, chờ chế biến: Đừng để cá bên ngoài mà hãy cho vào tủ lạnh. Khi chế biến, nếu thái cá dày khoảng 2-2,5 cm, thường phải nấu trong 10 phút, bạn nên trở mặt cá vào giữa thời gian nấu để đảm bảo độ chín. Nếu lát cá mỏng hơn, bạn không cần trở để tránh cá bị nát.

8. Nấu cá bằng lò vi sóng: Khi sốt hoặc nướng cá bằng giấy bạc, trung bình cần 15 phút để thực phẩm chín hoàn toàn. Khi thấy thịt cá trở nên đục, vảy cá ở phần bụng dễ bong tróc là cá đã chín.

9. Không để lẫn lộn hải sản sống và chín: Điều này giúp ngăn chặn vi khuẩn từ hải sản sống xâm nhập vào thức ăn đã nấu chín. Bạn sẽ tránh được nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, mùi tanh của hải sản sống sẽ làm mất hương vị của món ăn chín.