Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Bột mì phân chia rất nhiều loại

Bột làm bánh tây, gọi chung là bột mì (flour) là loại bột bao gồm các loại ngũ cốc nghiền mịn và là thành phần chính của hầu hết các loại bánh mi. Tuy nhiên, bột mì cũng được phân chia làm nhiều loại, mỗi loại thích hợp với một vài món bánh.


Plain flour (bột mì đa dụng)

Đây là loại bột đa năng nhất, trong thành phần bột không chứa men, thích hợp để làm nhiều loại bánh, ngon nhất vẫn là bánh mì và bánh pizza và một số loại bánh cookie cứng. Bột này chứa protein gluten cao, từ 12,5-14%. Nó cũng được xem là loại bột căn bản để từ đó người ta có thể pha trộn, gia giảm các thành phần để tạo ra một loại bột mới.

Bread flour (bột bánh mì)

Mặc dù bột mì đa dụng có thể dùng làm bánh mì, nhưng “chuyên dụng” hơn - bread flour vẫn là số một. Loại bột này “chuyên trị” các loại bánh có vỏ cứng, giòn. Lượng gluten cao chứa trong bột sẽ tương tác tốt với men để tạo nên độ nở và dai cho bánh mì.

Đây là loại bột được trộn sẵn với baking powder (bột nở) và muối, thường là theo tỉ lệ: 110g bột mì đa dụng: 3g bột nở: 1g muối. Bột này thường được sử dụng để làm các loại bánh nướng, bánh quy và nhiều loại bánh xốp, có tác dụng tiết kiệm đáng kể thời gian pha trộn. Tuy nhiên, việc trộn bột nở vào sẵn nếu để lâu, tác dụng của bột sẽ giảm, ảnh hưởng đến độ xốp của bánh.

Cake flour

Đây là loại bột đặc biệt, được làm từ nhũ lúa mi, là phần mềm nhất của hạt lúa mì, được dùng để làm nhiều loại bánh ngọt, cookie và nhiều loại bánh nướng mềm khác. Để có bánh ngon, phải đảm bảo bột thật mịn.Một trong những đặc điểm để phân biệt cake flour và những loại bột mì khác là nó không thể tạo ra những chiếc bánh mì ngon như những loại bột có thể làm bánh mì khác.


Pastry flour

Đây là loại bột thường dùng để làm bánh quy, vỏ bánh pie, muffin. Lượng gluten chứa trong bột khá thấp nên nó thích hợp để làm những loại bánh có độ mềm, dai. Tuy nhiên, việc tìm kiếm pastry flour thường không mấy dễ dàng nên bạn có thể tự làm bằng cách trộn plain flour và cake flour theo tỉ lệ 1:1.

Thông thường, người làm bánh chuyên nghiệp hay pha trộn các loại bột với nhau để tạo ra món bánh ngon theo ý muốn của mình. Còn những người mới học làm bánh thì cách tốt nhất là tùy loại bánh mình làm để chọn loại bột phù hợp.

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Nguyên nhân và phòng bệnh từ nón bảo hiểm

Thủ phạm gây bệnh được viện Da liễu quốc gia điểm mặt: do xài chung nón với người khác, không giặt nón đúng cách, tuỳ tiện xịt hoá chất diệt mùi hôi vào non bao hiem

Sử dụng nón bảo hiểm trong lao động và khi tham gia giao thông được coi là biện pháp hữu hiệu để bảo vệ vùng đầu trước các tai nạn. Tuy nhiên, việc sử dụng này đòi hỏi phải tuân thủ một số nguyên tắc, nếu không sẽ gây ra những hậu quả xấu cho tóc, da đầu…

>> Bệnh nấm da khi sử dụng nón bảo hiểm

Nón bẩn là đất sống của vi khuẩn

TS.BS Nguyễn Hữu Sáu, phó khoa laser phẫu thuật, viện Da liễu quốc gia, cho biết vào những thời điểm trời nóng hay mùa hè, số bệnh nhân đến khám vì có hiện tượng rụng tóc nhiều, trên da đầu có mủ, vảy, ngứa, gàu… luôn tăng cao hơn so với mùa đông. “Tuy nhiên chúng tôi chỉ xác định là do bệnh nấm, còn nguyên nhân cụ thể có thể do nhiều yếu tố, trong đó không ngoại trừ do sử dụng nón bảo hiểm không đúng cách, không vệ sinh nón hoặc dùng chung nón bị lây bệnh…”, BS Hữu Sáu nói.

Tùy theo tổn thương, mức độ bệnh sẽ khác nhau. Nấm tóc là do vi khuẩn liên tụ cầu proteus hay nấm trichophyton gây ra. Đối với nấm da đầu, các chủng nấm có thể lây từ người này sang người kia. Khi người bệnh gãi, các sợi nấm dính ở móng tay, có thể làm lan thêm các tổn thương da mới ở thân mình, bẹn, mông và móng. Nếu để lâu không chữa, nấm có thể ăn hỏng các móng tay, móng chân. Đội nón bảo hiểm thường xuyên (bao gồm nón chuyên dùng cho công nhân ngành xây dựng, than…), nhất là vào lúc trời nóng sẽ làm tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mồ hôi ở đầu và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm da phát triển. Chưa kể những nón bảo hiểm thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn nhưng không được giặt sạch, càng làm tăng nguy cơ nhiều hơn. Khi đội chung nón với người mắc bệnh, nấm da sẽ lây từ người này sang người khác.

 
Vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên

Không đội nón bảo hiểm khi đầu ướt

Để phòng bệnh da liễu cho vùng đầu, tuyệt đối không đội nón bảo hiểm khi đầu còn ướt. Phải thường xuyên lau chùi, vệ sinh nón bảo hiểm. Vào những ngày nắng nóng, việc giặt nón cần tiến hành thường xuyên hơn. Việc đội chung nón là điều nên tránh. Những người có cơ địa dễ dị ứng nên hạn chế sử dụng các loại thuốc xịt cho nón. Đối với những người đang có bệnh về da trên đầu cũng cần hạn chế sử dụng nón bảo hiểm. Nếu phải dùng thì nên có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu thấy sự khác thường trên da đầu và tóc nên đi bác sĩ khám ngay, không sử dụng thuốc bừa bãi.

Cho đến nay chưa có nghiên cứu chính thức nào về việc đội nón bảo hiểm bẩn và thường xuyên có hại cho da đầu và tóc ra sao. Các ca bệnh cũng chỉ mới ghi nhận đơn lẻ, chưa có tính thống kê. Tuy nhiên, với nhóm đối tượng là công nhân, thường xuyên sử dụng nón bảo hiểm thì đã có nhiều trường hợp bị dị ứng hoặc viêm da đầu. “Nói như thế cũng không hẳn do nón bảo hiểm bởi công nhân làm việc trong điều kiện khắc nghiệt còn cộng thêm cả yếu tố môi trường nên khả năng bị bệnh do những tác nhân khác cũng không thể loại trừ”, bác sĩ Hữu Sáu lưu ý.

Để đối phó với nắng nóng, nhiều người còn cải tiến nón bảo hiểm bằng cách lót thêm vải trong nón; xịt nước thơm để chống nấm, chống hôi; tình trạng đội chung nón để tiết kiệm tiền mua cũng khá phổ biến; thậm chí nón còn dùng để đồ, quạt mát… Về việc này, bác sĩ Hữu Sáu cho rằng, nếu thêm vào một lớp vải mà lớp vải đó không đúng chuẩn và không được vệ sinh thường xuyên, nón đội đã bí sẽ càng bí, vì vậy dễ sinh bệnh, “Còn việc xịt thuốc thơm và chống nấm chỉ là biện pháp nhất thời, chưa rõ lợi hại vì còn tuỳ loại hoá chất. Tốt nhất người dùng nên dừng lại hoặc đến bác sĩ nếu thấy da đầu và tóc có biểu hiện bất thường”, bác sĩ Hữu Sáu khuyên.

Đối với những người bị các bệnh viêm nang lông, vảy nến, á sừng… đội nón bảo hiểm bẩn sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu. “Tốt nhất khi đội nón bảo hiểm cần chú ý vệ sinh nón sạch sẽ. Khi có biểu hiện bệnh nên đi khám sớm, tránh các biến bệnh đáng tiếc”, bác sĩ Hữu Sáu khuyến cáo. 

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Xử lý vết mốc trên áo mưa

Áo mưa vừa dùng không làm sạch và phơi khô ngay rất dễ bị mốc màu thâm đen, có mùi hôi khó chịu. Cách làm dưới đây sẽ giúp bạn.
Mốc trắng trên ao mua: Bạn dùng xà bông chải sẽ không sạch, nhưng chỉ cần dùng vải mềm thấm giấm thanh, lau qua sẽ hết mốc.

Tẩy vết thâm kim, mốc trên áo mưa: Bạn thấm ướt những vết thâm kim, mốc trên vải bằng nước cốt chanh rồi phơi ngoài nắng vài giờ. Sau đó giặt bằng xà bông, xả sạch.

Khi kẹo cao su dính vào áo mưa: Nếu áo mưa bạn hoặc ai trong gia đình không may bị dính kẹo cao su, bạn hãy bọc áo mưa ấy vào trong túi nilon rồi đặt vào tủ lạnh, nếu không có tủ lạnh bạn ướp bằng nước đá (ít nhất là một tiếng đồng hồ). Miếng kẹo cao su sẽ tự bong ra, khỏi cần phải giặt bằng gì khác ảnh hưởng đến màu và chất lượng của áo mưa.