Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

4 điều cần chú ý khi mua ba lo du lịch

Sửa soạn ba lô cũng không kém quan trọng vì nó là một phần của bất kì chuyến du lịch nào. Ba lô quá lớn sẽ khiến chuyến đi của bạn mệt mỏi, nhưng ba lo quá nhỏ thì đồ đạc lại “thiếu trước hụt sau”. Chọn vật liệu không phù hợp với thời tiết cũng ảnh hưởng đến đồ đạc bên trong. Bạn sẽ phải chọn như thế nào?

    Bốn điều cần xem xét:

    Kích thước: ba lô của bạn nên tỉ lệ thuận với trọng lượng cơ thể, trong đó trọng lượng lý tưởng là 10kg (20 pound). Nếu ba lô của bạn quá lớn hoặc quá nhỏ, trọng lượng sẽ không được cân bằng đúng, sẽ gây ra đau lưng hoặc có thể làm cho bạn mệt mỏi.

    Kiểu: Thiết kế của ba lô du lịch thường có nhiều ngăn, thoạt nhìn rất lộn xộn. Nhiều người do đó thường chọn ba lô đơn giản vì quá nhiều ngóc ngách sẽ làm nó xấu đi. Dĩ nhiên kiểu cũng quan trọng vì bạn sẽ phải “đối mặt” với nó một thời gian dài, nhưng cũng đừng quá “hi sinh” khả năng sử dụng cho phong cách nhé. Hãy chọn mua cái phù hợp và có ích. Hầu hết thời gian của nó sẽ là ở chỗ nghỉ và bạn đang phải xa nhà, cho nên vấn đề tiện dụng vẫn là ưu tiên hàng đầu.

    Chất liệu: Nylon, Polyester và Canvas. Thường thì ba lô du lịch phải đảm bảo 100% không thấm nước, bạn nhớ hỏi người bán chi tiết này vì vẫn có nhiều loại không chống thấm hoàn toàn. Chọn loại màu tối, ít bám bụi nều bạn du lịch dã ngoại: leo núi, tắm biển…

    Độ bền: Hai tính năng quan trọng trên ba lô cũng chính là nơi dễ hỏng nhất đó là quai và khóa kéo. Đừng ngại kiểm tra kỹ càng, nhất là đường may và độ chắc chắn của túi để đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong chuyến hành trình.
    Ngoài ra, đây là một số điều cần mà ba lô của bạn NÊN có:

    Nhiều ngăn nhỏ khoa học: Bạn không thể kiếm được chiếc chìa khóa vì nó lọt thỏm trong chiếc bao tải hỗn độn. Nhiều túi nhỏ sẽ giúp bạn giữ đồ đạc khoa học, dễ dàng kiểm tra và sử dụng rất nhanh chóng mà không cần phải lục tung tất cả mọi thứ lên.

    Nhiều dây kéo: Hãy chắc chắn rằng mỗi khoang (ngăn) có hai đầu khóa để bạn có thể khóa chúng lại với nhau. Nếu cái của bạn chỉ có một, nên mua thêm một dây lưới kim loại bao quanh có bán tại các cửa hàng ba lo du lịch để bảo vệ đồ đạc ở nơi đông đúc.

    Khung nội bộ (khung sườn): Đa số các ba lô ngày hôm nay đều có khung nội bộ bên trong nhưng một số kiểu lại để bên ngoài. Nó sẽ giúp ích trong vấn đề trợ lực, giúp cố định đồ đạc bảo vệ đôi vai. Khung có xu hướng nhẹ hơn, bạn không quá lo về điều này.

    Nhiều khóa bụng: Ba lô của bạn sẽ nhẹ hơn 30% khi mảng trọng lượng chia đều và chì vào vùng thắt lưng. Đây là một chi tiết không nên bỏ qua. Kiểm tra xem bạn có bao nhiêu quai đeo, chất liệu của chúng có được độn mềm mại không vì bạn sẽ phải đeo nó thường xuyên đấy. Một số vành đai cho phép treo một số vật dụng quan trọng đèn pin, bình nước, hay máy ảnh…
    Bạn có thể chọn mua tại các TTTM: Saigon Square (Tôn Đức Thắng), Master Zone (Trần Cao Vân), Now Zone (Nguyễn Văn Cừ)… với giá 300.000 – 500.000 đồng.

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

5 tiêu chí khi mua nón bảo hiểm

Kể từ khi Thủ tướng chính phủ ban hành luật bắt buộc phải đội nón bảo hiểm cho người điều khiển môtô,xe máy vào ngày 15/09/2007,thì non bao hiem là một người bạn đồng hành của chúng ta trong mỗi hành trình.
Do thói quen trước đây chúng ta không đeo nón bảo hiểm nên chúng ta thường cảm thấy rất khó chịu,nực nội,cảm thấy vướng víu. Thậm chí nhiều người vì các yếu tố trên đã cố tình không đội nón bảo hiểm khi tham gia giao thông, điều đó là hết sức nguy hiểm vì tai nạn giao thông của chúng ta đang có chiều hướng giao thông khiến nhiều người tử vong mà đa số trong đó là các ca chấn thương sọ não do không có nón bảo hiểm che chắn.

Hiện tại ngày nay có rất nhiều hãng sản xuất nón bảo hiểm với các mẫu mã đa dạng về kiểu cũng như giá tiền, tuy nhiên tìm được một chiếc nón ưng ý quả là điều không phải dễ khi các bạn chưa đọc qua các tiêu chí dưới đây :
 
 Tem CR thật(trái) và giả

* Nên lựa chọn nón bảo hiểm sử dụng nhựa ABS chắc chắn, không nên chọn nón sử dụng nhựa tái chế, dễ vỡ.
* Nón phải có tem CR, có đăng ký bảo hiểm,tem chống hàng giả.
* Chọn nón bảo hiểm phải vừa vặn với kích cỡ đầu. Tránh sử dụng nón quá chật, sẽ làm chúng ta có cảm giác chật chội, nhứt đầu sẽ làm chúng ta sợ khi đội nón bảo hiểm.
* Dây đeo và móc khóa phải chắc chắn để không vuột, bung ra khi giao thông.
* Lớp mouse bên trong phải đủ độ dầy an toàn cho phép, không nên chọn nón có lớp mouse quá mỏng.
>> Một vài lưu ý khi mua nón bảo hiểm
>> Các bước đội nón bảo hiểm đúng cách

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

Để tấm kính nón bảo hiểm không bị mờ

Thật bực mình và nguy hiểm khi có những lúc hơi thở của bạn khiến cho tấm kính nón bảo hiểm mờ tịt.
Đừng lo, có rất nhiều mẹo nhỏ đơn giản có thể giúp bạn khắc phục hiện tượng mà bất cứ ai đi xe và đội non bao hiem có kính chắn đều phải đối mặt.

Trước hết, hãy đảm bảo có đủ nhiều không khí lọt vào trong nón. Bạn có thể nhận thấy hơi thở của mình thường làm mờ kính khi dừng đèn đỏ hoặc dừng lại và sẽ tan đi khi bạn tiếp tục di chuyển. Tuy nhiên, vượt đèn đỏ để kính khỏi bị mờ không phải là một giải pháp khôn ngoan.
Bạn có thể áp dụng 2 cách đơn giản mà vô cùng hiệu quả sau đây:
Cách 1: Nhỏ vài giọt nước rửa bát lên mặt trong của tấm kính của nón bảo hiểm, dùng một miếng vải lau đều lên khắp mặt kính và để khô.
Cách 2: Cắt một lát khoai tây hoặc táo và xát đều lên mặt trong của kính nón bảo hiểm, để khô rồi dùng khăn sạch lau lại một lượt.

Cách này có thể áp dụng với các bạn đeo kính, rất đơn giản và hiệu quả. Chúc bạn may mắn và an toàn.

Vệ sinh nón bảo hiểm thường xuyên

Hiện nay, khi chúng ta cứ bước lên xe máy là lại có chiếc nón bảo hiểm làm bạn. Thế nhưng phần lớn mọi người đều chưa biết cách vệ sinh nón. Rất nhiều bị bệnh liên quan đến da đầu do đội non bao hiem. Việc đội nó hằng ngày làm tăng tiết bã nhờn, tăng tình trạng đổ mồ hôi và đây chính là điều kiện cho gàu và nấm phát triển, tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ngứa da đầu thường xuyên.

Nếu bạn đang dùng một chiếc nón bảo hiểm có lớp lót bên trong tháo lắp tùy ý, cách lau rửa sẽ đơn giản hơn. Chỉ cần tháo bỏ lớp lót và đệm má, giặt bằng tay hoặc cho vào máy giặt. Lưu ý là phải giặt hoặc chọn chế độ quay thật nhẹ nhàng để chúng không bị rách. Sau đó mới đến khâu xử lý phần vỏ bên ngoài nón bảo hiểm.

Làm ẩm khăn bằng nước trước khi nhỏ một vài giọt chất tẩy rửa lên. Lau vỏ nón nhẹ nhàng để chất tẩy rửa loại bỏ toàn bộ phần bụi bẩn. Tiếp đó, lau lại vỏ nón một lần nữa bằng nước cho đến khi sạch hết chất tẩy rửa. Chỉ cần làm như vậy, bạn đã có ngay một chiếc nón bảo hiểm sáng bóng bên ngoài và thơm tho bên trong.
Đối với những loại mũ bảo hiểm không thể tháo rời lớp lót, các khâu xử lý có phần phức tạp hơn một chút. Đầu tiên kéo tấm lót ra phía ngoài, giặt một cách khéo léo với xà bông hoặc dùng khăn ướt có thấm nước xà bông và chà mạnh, giặt khăn lại nhiều lần và chà cho đến khi lớp lót sạch.

Mỗi tuần bạn chỉ cần lau ngoài nón, tháo miếng lót giặt sạch và phơi khô sẽ tiết kiệm thời gian giặt nón hơn. Tuy nhiên, bạn vẫn phải vệ sinh trong và ngoài nón định kỳ (tháng/lần) do bụi bẩn vẫn lọt vào trong hoặc bám vào viền nón.

Trên thị trường hiện có bán một số chai xịt làm sạch non bao hiem tức thời, tuy nhiên, bản thân chất nhờn tiết ra từ da đầu cộng thêm mồ hồi không thể làm sạch bằng các loại bình xịt tẩy rửa bán sẵn ngoài thị trường như mọi người thường nghĩ. Giặt sạch nón bảo hiểm liên tục vẫn là phương án tối ưu.

Một số lưu ý khi dùng nón bảo hiểm:

- Sau khi đi mưa về, bạn nên lau khô nón bằng khăn bông khô và dùng máy sấy tóc để sấy khô toàn bộ dây và lớp trong của nón.

- Không nên đội nón bảo hiểm ngay khi tóc còn ướt vì sẽ rất dễ gây nấm da đầu.

- Những ngày nắng, bạn nên phơi nón ra ngoài để ánh nắng giúp làm khô nón bảo hiểm, giúp loại bỏ mùi hôi và ẩm trong nón.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

Mẹo hay về cách bảo quản trang sức

Một sợi dây chuyền, một chiếc nhẫn nhỏ hay một chiếc vòng bằng vàng, bạc, đá quý hay kim cương loại thông thường cũng mang đến nét đẹp tinh tế và vẻ đẹp đầy tự tin cho người sử dụng.

Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn không nên đeo đồ trang sức 24 giờ mỗi ngày hay trong suốt cả tuần, trước hết là vì sức khỏe của bạn (do việc đeo đồ trang suc sẽ làm cản trở các mạch máu lưu thông khi bạn ngủ).

Cách tốt nhất để giữ đồ trang sức luôn lộng lẫy là tránh để đồ trang sức tiếp xúc quá nhiều với các yếu tố môi trường và tuyệt đối không được tiếp xúc với các loại mỹ phẩm và hóa chất.

Hãy tháo đồ trang sức ra khi bạn làm việc nhà, chơi thể thao, đi bơi và ngay cả khi ngủ để tránh làm xước vỡ. Bên cạnh đó, tùy theo chất liệu làm trang sức mà mỗi loại cũng có những cách lau rửa và bảo quản riêng để trang sức của bạn luôn sáng đẹp và bền màu.
Trang sức bằng bạc

Đặc tính của bạc là hút mồ hôi, do đó trang sức bằng bạc sẽ bị xuống màu khá nhanh. Để dễ dàng lấy đi lớp xỉn này bạn hãy ngâm trang sức bạc trong dung dịch hóa chất riêng mà bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các siêu thị và các tiệm kim hoàn.

Ngâm đồ trang sức bạc của bạn vào dung dịch trong khoảng 1 phút, sau đó rửa lại bằng nước và lau khô. Bạn cũng có thể tự làm sạch đồ bạc đơn giản bằng cách: dùng bàn chải mềm thoa kem đánh răng lên rồi chải sạch trong nước cho đến khi trang sức trở nên sáng bóng như mới.

Trang sức xi mạ

Đối với trang sức xi mạ nếu được xi mạ một lớp plantinum (bạch kim) hoặc rhodium (kim loại trắng quý) thì sẽ lâu bị xỉn màu hơn. Bạn có thể sử dụng lâu từ 2 tuần đến 1 tháng (thời gian lâu hay mau tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người). Để tiếp tục sử dụng trang sức xi mạ bạn yêu thích, bạn có thể đêm đến cửa hàng kim hoàn để xi mạ với chi phí rất thấp.

Trang sức bằng vàng

Hàng tuần, bạn nên dùng bàn chải nhúng vào xà phòng hoặc kem đánh răng để trải rửa trong và ngoài món nữ trang. Khi nữ trang bị ướt, dùng vải cotton hoặc giấy lụa để lau khô.
>> Trang sức vàng ta luôn sáng bóng

Trang sức có gắn đá quý

Thỉnh thoảng bạn nên ngâm trang sức có gắn đá quý các loại vào nước xà phòng ấm rồi lau khô bằng vải mềm. Với trang sức có gắn ngọc trai, sau một thời gian sử dụng, bạn nên ngâm rửa ngọc trai bằng nước tinh khiết. Không dùng bàn chải để cà viên ngọc.
>> Giữ gìn đồ trang sức sau một thời gian sử dụng